Lợi ích 'siêu việt' của thực phẩm hữu cơ và cách đọc mác ‘chuẩn’

Thực phẩm hữu cơ mang lại lợi ích gì cho sức khỏe? Thực phẩm phải đủ tiêu chuẩn như thế nào thì mới được dán mác "hữu cơ"? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây!

Thực phẩm hữu cơ là gì?

Thực phẩm hữu cơ là những loại thực phẩm được sản xuất bằng phương thức canh tác hữu cơ - một hệ thống kỹ thuật nuôi trồng kết hợp hướng đến sự bền vững, tăng độ phì nhiêu của đất và sự đa dạng sinh học. Nông nghiệp hữu cơ cấm sử dụng thuốc trừ sâu bệnh tổng hợp, thuốc kháng sinh, phân bón tổng hợp, sinh vật biến đổi gen (GMOs) hay hóc môn tăng trưởng.

Thịt lợn hữu cơ. (Ảnh: Bảo Châu)

Lợi ích "siêu việt" cho sức khỏe

Thực phẩm hữu cơ bao gồm từ 10% đến 15% thành phần chất dinh dưỡng, cao hơn so với một số loại thực phẩm không dùng phương pháp canh tác hữu cơ.

Thực phẩm hữu cơ rất giàu chất dinh dưỡng, dồi dào các vitamin, chất khoáng và axít béo thiết yếu, có thể giúp xây dựng cơ bắpđốt cháy mỡ dư thừa trong cơ thể. Ví dụ, trong một quả trứng hữu cơ bao gồm 70 calo, 6gr protein, 0gr carbs và chỉ 4gr chất béo.

Thịt bò Úc hữu cơ. (Ảnh: OBE Organic)

Việc tiêu thụ thực phẩm hữu cơ sẽ giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch cơ thể, giúp ngủ ngon giấc và kéo dài tuổi thọ, ngăn ngừa nhiều chứng bệnh có liên quan đến hóa chất có trong thức ăncải thiện thể trọng.

Trong thực phẩm hữu cơ còn có chứa hợp chất phenolic có tác dụng đề phòng nguy cơ mắc bệnh mạch vành và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Cách đọc tem thực phẩm hữu cơ

- "100% organic" ("100% hữu cơ"): Thực phẩm không có thành phần nhân tạo và được đóng tem hữu cơ.

- "Organic" ("hữu cơ"): Thực phẩm có tối đa 5% thành phần không hữu cơ. Sản phẩm được dán nhãn hữu cơ.

(Ảnh minh họa)

- "Made with organic ingredients" ("Được làm từ nguyên liệu hữu cơ"): Thực phẩm phải có ít nhất 70% là nguyên liệu hữu cơ. Loại thực phẩm này không được dán nhãn hữu cơ.

Nguồn: DNSG, USDA

Tổng hợp

Bình luận của bạn