Châu Âu nuôi cá hồi nghiêm ngặt như thế nào?

Một số thông tin chưa rõ nguồn gốc cho rằng cá hồi nuôi độc hại. Thực tế, các nước Âu, Mỹ hầu hết chỉ ăn cá hồi nuôi. TS Lê Thanh Lựu – Trưởng ban Hợp tác Quốc tế & Thông tin, Hội Nghề cá Việt Nam, chuyên gia đầu ngành về cá nước lạnh khẳng định các cơ sở phải đảm bảo nhiều tiêu chuẩn nghiêm ngặt sau để được phép nuôi cá hồi tại châu Âu.

Lưới quây nuôi cá hồi tại trang trại cá hồi Marine Havest (Na Uy) nằm ngay giữa biển và sử dụng nước biển sạch tại đây để nuôi cá. (Ảnh: Marine Havest ASA)

Tiêu chuẩn về thức ăn

Các nhà máy sản xuất thức ăn công nghiệp phải đạt chứng chỉ quốc tế và được giám sát chặt chẽ trong quá trình chế biến.

Trong công nghệ chế biến thức ăn chăn nuôi của các nước có các loại bột xương thịt. Tại hệ thống trang trại cá hồi của thương hiệu NORGE tại Na Uy – thương hiệu danh tiếng cung cấp cá hồi xuất khẩu sang Việt Nam, các ngư dân chỉ được phép cho cá hồi nuôi ăn viên bột xương thịt làm từ các bộ phận còn thừa của các loài cá nhỏ như đầu, xương, da,... (ở phương Tây người ta ít ăn các bộ phận này), hoặc một số loại cá nhỏ nhiều xương (ở phương Tây ít ăn) như cá cơm và cá tuyết lam.

Việc sản xuất những con cá nhỏ thành thức ăn cho cá hồi cũng được giám sát rất cẩn thận nhằm đảm bảo thức ăn của cá hồi an toàn 100% cho cả con cá và người tiêu dùng về sau.

Cá hồi nuôi luôn phải được chọn lọc giống kỹ càng. (Ảnh minh họa)

Tiêu chuẩn về con giống

Giống cá hồi được nuôi luôn là những con khỏe mạnh, sạch bệnh và được chọn lọc kỹ càng nhằm đảm bảo trong cơ thể cá không mang bệnh.

Tiêu chuẩn về nguồn nước

Cơ quan chức năng tại châu Âu đánh giá tác động môi trường rất cẩn thận. Nếu cơ sở nuôi để ô nhiễm nguồn nước, chính phủ sẽ phạt rất nặng, thậm chí đóng cửa. Hơn nữa, cá hồi là loài cá chỉ sống được trong nước sạch.

Ví như các trang trại của NORGE tại Na Uy luôn nuôi cá hồi trong các vòng lưới giữa biển, nhằm đảm bảo cá hồi nuôi tại đây có thể tận hưởng cuộc sống gần với tự nhiên nhất. Các vùng nước nuôi cá hồi của NORGE luôn đảm bảo tuyệt đối độ sạch, độ lạnh và độ sâu thích hợp nhất để cá hồi sống khỏe mạnh.

Trang trại nuôi cá hồi của NORGE tại Na Uy. (Ảnh: NORGE/Johan Wildhagen)

Tiêu chuẩn xuất khẩu

Trước khi đưa cá ra thị trường, cơ quan chức năng còn phải đánh giá xem cá có đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm hay không. Nếu đảm bảo, cá nuôi mới được đưa ra thị trường, nếu không đạt thì phải tiêu hủy.

Tại Na Uy

Các trang trại cá hồi của NORGE luôn được kiểm tra định kỳ bởi các cơ quan chính phủ như Bộ Nội Vụ Duyên dải & Thủy sản Na Uy (Norwegian Coastal & Fisheries Affairs), cùng với Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng & Hải sản Quốc gia Na Uy (Norway’s National Institute of Nutrition & Seafood Research).

(Ảnh: Simply Recipes)

Hiện tại, Na Uy đã áp dụng nhiều tiêu chuẩn trong việc nuôi cá hồi như cấm sử dụng kháng sinh dự phòng, giới hạn về số lượng cá mỗi chu kỳ sản xuất, mức tối đa của thức ăn cho cá và cấm sử dụng thức ăn có chứa nguyên liệu biến đổi gien.

Kết

Như vậy, với môi trường trong sạch, được giám sát, cá sạch bệnh, thức ăn chế biến đạt tiêu chuẩn thì không thể cho rằng cá hồi nuôi độc hại.

TS Lựu cũng giải thích cụ thể: “Vì để bảo vệ môi trường, người ta không khai thác, đánh bắt cá hồi trong tự nhiên, không khai thác tận diệt. Hầu hết, họ (các nước Âu, Mỹ) ăn cá hồi nuôi, xã hội văn minh người ta ăn thì người ta phải nuôi”.

Nguồn: NORGE, The Guardian, Phụ Nữ Việt Nam

Linh Đặng (Dịch & Tổng hợp)

Bình luận của bạn